Cuộc Sống Quanh Ta

image

DEEP  SOUTH  STATES  -  UPPER  SOUTH  STATES  -  BORDER  STATES .
.........................................................................


Khi  Fort  Sumter  ở  South  Carolina  bị  lực  lượng  ly  khai  miền  Nam  tấn  công  ngày   April  12 , 1861  mở  màn  cho  cuộc  Nội  chiến  Hoa  Kỳ (Civil  War  1861-1865)  thì  vào  lúc  này  Hiệp  chủng  quốc  Hoa  Kỳ  có  34  Tiểu  bang . Trong  những  tiểu  bang  này , 15  tiểu  bang có  Nô  lệ ( Slave )  nên  sử  gọi  là  Slave  States .
1)Deep  South  States (Lower  South  States) :
Nhóm  chữ  này  chỉ  7  tiểu  bang  tách  rời  khỏi  Liên  bang (seceded  from  the  Union) trước  ngày  April  12 , 1861  theo  thứ  tự  gồm  có:  South  Carolina  (20/12/1860) , Mississippi (9/1/1861) , Florida (10/1/1861) , Alabama ( 11/1/1861) , Georgia (19/1/1861) , Louisiana (26/1/1861)  và  Texas ( 1/2/1861).
2)Upper  South  States (Upland  South  States) :
Nhóm  chữ  này  chỉ  4  tiểu  bang  đã  tách  rời  khỏi  Liên  bang  sau  ngày  April  12 , 1861  theo  thứ  tự  gồm  có : Virginia (17/4/1861)  , Arkansas (6/5/1861) , Tennessee (6/5/1861)  và  North  Carolina ( 21/5/1861).
3)Border  States :
Nhóm  chữ  này  chỉ  4  tiểu  bang  mặc  dầu  có  Nô  lệ  và  xử  dụng  Nô  lệ  hợp  pháp  nhưng  vẫn  còn  trung  thành  với  Liên  Bang (The  slave  States  that  stayed  in  the  Union) gồm  có  Delaware , Maryland , Kentucky  và  Missouri .
Khi  chiến  tranh  kết  thúc , trong  tinh  thần  xóa  bỏ  hận  thù , hòa  giải  hòa  hợp  dân  tộc  hai  miền  Nam-Bắc  để  tái  thiết  đất  nước ; các  tiêu  bang  đã  ly  khai  trước  đây  được  tái  gia  nhập  vào  Liên  Bang  (Readmitted  to  the  Union) .
Duy  trì  Nô lệ  và  bải  bỏ  chế  độ  Nô  lệ  không  phải  bắt  đầu  khi  Fort  Sumter  bị  tấn  công ; thực  ra  dưới  thời  Tổng  Thống  thứ  14  Franklin  Pierce (1804-1869) , ông  đã  thất  bại  trong  vấn  đề  giải  quyết  Nô  lệ  rồi  đến  thời  Tổng  Thống  thứ  15  James  Buchanan (1791-1861)  vấn  đề  này  đã  âm  ĩ  rồi  đi  đến  bùng  nổ  qua  cuộc  nổi  dậy  của  John  Brown (1800-1859)  tại  Harper ‘ s  Ferry  để  giải  thoát  Nô  lệ  nhưng  thất  bại  .
Cách  thủ  đô  Washington  DC  75  miles  về  hướng  Tây  bắc  , Harper ‘ s  Ferry  tọa  lạc  tại  ngả  ba  sông  Shenandoah  và  sông  Potomac  và  đây  cũng  là  nơi  gặp  gỡ  của  hai  trục  hỏa  xa  chính  là  Baltimore – Ohio  và  Winchester – Potomac . Để  khống  chế  về  mặt  quân  sự 
2
Vùng  Shenandoah  Valley , Harper ‘ s  Ferry  được  xem  như  một  vị  trí  chiến  lược  do  đó  đã  thay  đổi  chủ  nhiều  lần  trong  những  năm  chiến  tranh . Ngày  16/10/1859  dưới  thời  Tổng  Thống  Buchanan ; John  Brown  chỉ  huy  một  nhóm  21  người  gồm  5  da  đen  và  16  da  trắng  vượt  qua  sông  Potomac  vào  một  đêm  mưa  gió  tấn  công  chiếm  nhà  máy  chế  tạo  vũ  khí , kho  đạn  của  Liên  bang . Mục  đích  của  cuộc  đột  kích  chớp  nhóang  này  nhằm  gỉai  thoát  một  số  Nô  lệ  xong  trang  bị  ngay  cho  họ  những  vũ  khí  vừa  mới  chiếm  được  rồi  sau  đó  tiến  tới  những  giai  đọan  kế  tiép . Quân  nổi  dậy  đã  bắt  60  nhân  vật  tiếng  tăm  tại  địa  phương  làm  con  tin . Họ  đã  làm  chủ  tình  hình  đưọc  36  giờ  thì  Chính  phủ  Liên  bang  phái  quân  đội  dưới  quyền  chỉ  huy  của  Tướng  Robert  E . Lee ( sau  này  phục  vụ  cho miền  Nam)  lên  dẹp  tan .
Kết  thúc  cuộc  nổi  dậy  có  10  người  bị  giét , 7  bị  bắt  và  5  trốn  thoát . Riêng  thủ  lĩnh  Brown  bị  thương  được  mang  về  Charlestown (nay  thuộc  West  Virginia) . Nhóm  nổi  loạn  thất  bại  bị  đưa  ra  xét  xử  trước  Toà  án  Quân  sự  và  John  Brown  bị  xử  treo  cổ  vào  ngày  2/12/1859 . Ngày  Brown  thi  hành  bản  án  thì  một  người  bạn  thâm  niên  của  ông  ở  Massachusetts  cách  xa  hàng  trăm  miles  tên  Henri  Wadsworth  đã  viết  những  dòng  tiên  tri  như  sau : “ Quả  là  một  ngày  trọng  đại  cho  xứ  sở  chúng  ta ; một  ngày  đánh  dấu  cho  một  cuộc  Cách  mạng  mới  xét  ra  còn  cần  hơn  cuộc  cách  mạng  trước  đây . Trong  khi  tôi  ngồi  viết  những  dòng  này  thì  ở  Virginia  người  ta  đang  dẫn  Brown  ra  pháp  trường  vì  can  tội  gỉải  phóng  Nô  lệ . Họ  đã  gieo  gió  sẽ  gặt  bảo “.Điều  này  đã  xảy  ra  một  năm  sau  đó  mà  nguyên  nhân  là  Nô  lệ. Chính  nhiều  sử  gia  đã  công  nhận  Brown  đã  châm  ngòi  cho  cuộc  Nội  chiến .
@@@
Chỉ  trong  4  tháng  từ  ngày  đắc  cử  cho  đến  ngày  tuyên  thệ  nhậm  chức (March  4 , 1861) ( * )  nhiều  sự  việc  đã  xảy  ra  cho  đất  nước  này :
1 ) 11  tiểu  bang  miền  Nam  đã  tách  rời  Chính  phủ  Liên  bang  để  thành  lập  một  Quốc  gia  riêng  biệt  gọi  là  Confederate  States  of  America (C.S.A)  hầu  đương  đầu  lại  với  Chính  phủ  Liên  bang . Họ  có  Tổng  Thống (Jefferson  Davis) , được  dân  chọn (selected)  trong  một  nhiệm  kỳ  duy  nhất  6  năm (a  single-six-year-term) , Hiến  Pháp ( 11/3/1861) , Nội  các  đủ  các  Bộ , Thủ  đô (Richmond , Virginia) , Quân  đội (Tướng  Robert  E . Lee  chỉ  huy )  và  tiền  tệ  riêng (Grayback)  để  lưu  hành .
2)Những  tiểu  bang  này  đã  chiếm  những  vùng  đất  rộng  lớn  thuộc  tài  sản  Quốc  gia  ngọai  trừ  3  đồn  phòng  thủ  ngoài  khơi  Florida  và  Fort  Sumter  thuộc  hải  cảng  Charleston , South  Carolina .
3
Ông  Lincoln  cũng  như  những  người  khác  đều  biết  rằng  việc  ông  đắc  cử  là  nguyên  nhân  nảy  sinh  ra  những  sự  việc  vừa  kể  nhưng  với  tư  cách  một  ứng  cử  viên  Tổng  thống  ông  đã  khẳng  định  rõ  ràng  ông  chống  đối  việc  bành  trướng  Nô  lệ  thuộc  các  Tiểu  bang  miền  Nam  điều  mà  họ  cho  là  hợp  pháp . Các  lãnh  tụ  miền  nam  giận  dữ  và  cho  biết  họ  sẽ  tách  rời  Liên  Bang  nếu  ông  Lincoln  đắc  cử . Khắp  nơi  ở  nước  Mỹ  dân  chúng  hoang  mang. Họ  tự  đặt  câu  hỏi  liệu  có  thêm  nhiều  tiểu  bang  khác  nữa  có  Nô  lệ  sẽ  tách  rời  khỏi  Liên  bang ? Liệu  nước  Mỹ  sẽ  có  chiến  tranh ? Liệu  vị  tân  Tổng  Thống  để  cho  đất  nước  này  tan  hoang ? Trong  bài  diễn  văn  nhậm  chức  4/3/1861 , những  thắc  mắc , ưu  tư  của  người  dân  được  vị  tân  Tổng  Thống  trả  lời  thoả  đáng .

  1. Ông  giải  thích  rằng  Hiến  pháp  không  cho  phép  bất  cứ  một  tiểu bang  nào  rời  bỏ  khỏi  hàng  ngủ  Liên  bang .
  2. Ông  đưa  ra  cho  họ  thấy  một  Quốc  gia  tự  do  phải  có  luật  lệ  do  đại  đa  số  làm  ra.
  3. Ông  không  muốn  can  thiệp  vào  chuyện  nội  bộ  của  các  tiểu  bang  miền  Nam  vì  theo  họ  Nô  lệ  là  hợp  pháp .
  4. Ông  nói  thêm  rằng  chiến  tranh  sẽ  không  xảy  ra  nếu  miền  Nam  đừng  làm  thế.
  5. Ông  cũng  báo  cho  họ  biết  rằng  ông  sẽ  dùng  hết  mọi  quyền  lực  hợp  hiến  và  hợp  pháp  của  một  Tổng  Thống  dân  cử  để  bảo  đảm  sự  toàn  vẹn  lãnh  thổ  và  Hiến  pháp  của  Hiệp  chủng  quốc  Hoa  Kỳ.

Dân  chúng  khắp  nơi  hồi  hộp  mong  đội  những  gì  sẽ  xảy  ra  sau  đó. Không  đầy  6  tuần  lễ  sau  họ  đã  có  câu  trả  lời  khi  lực  lượng  miền  Nam  dưới  quyền  chỉ  huy  của  Tướng  Beauregard ( * )  bất  thần  tấn  công  Fort  Sumter  và  cuộc  Nội  chiến  bắt  đầu  đã  làm  thay  đổi  toàn  diện  lịch  sử  của  Hiệp  chủng  quốc  Hoa  Kỳ .
@@@
Vì  hòan  cảnh  địa  dư  hai  tiểu  bang  Virginia  và  Maryland  có  một  vị  trí  quan  trọng  đối  với  Thủ  đô  Washington . Ngày  17/4/1861  các  Đại  biểu  ở  Virginia  ngoại  trừ  các  Đại  biểu  vùng  phía  Tây  không  tham  dự . Với  một  tỉ  lệ  số  phiếu  88/55  , Virginia   tách  rời  Liên  bang  và  Richmond  được  chọn  làm  thủ  đô  của  miền  Nam . Khi  Tuyên  ngôn  giải  phóng  Nô  lệ (Emancipation  Proclamation)  có  hiệu  lực  1/1/1863  thì  vùng  đất  phía  Tây  Virginia  giáp  với  tiểu  bang  Ohio  chính  thức  đứng  vào  hàng  ngủ  Liên  bang ; đây  là  sự  ra  đời  của  tiểu  bang  West  Virginia  trở  thành  tiểu  bang  thứ  35  vào  ngày  20/6/1863 . Ra  đời trong  bối  cảnh  lịch  sử  này , West  Virginia  đã  cống  hiến  cho  Chính  phủ  Liên  bang  31,000  binh  sĩ  chính  quy  trong  đó  có  200  da  đen ( *). Phục  vụ  cho  miền  Nam  có  20,000  người . Cha  con , anh  em , dòng  họ  nội  ngoại , bạn  bè  ở  vào  hai  chiến  tuyến  nghịch  nhau  không  phải
4
là  hiếm  mà  mĩa  mai  thay  đứng  đầu  danh  sách  là  Bạch  Ốc . . Vì  những  nghịch  cảnh  này  các  sử  gia  gọi  cuộc  Nội  chiến  là  cuộc  chiến  Huynh  Đệ (The  Brother ‘ s  . War ).
Tại  Maryland  ngày  17/4/1863  một  số  đông  dân  chúng  phản  đối  và  tấn  công  vào  quân  đội  Liên  bang  khi  họ  được  vận  chuyển  về  Washington  DC. Bạo  động  đã  gây  đổ  máu  và  sử  gọi  là  Baltimore  Riot . Ngày  27/4  giới  Lập  pháp  Maryland  từ  bỏ  ý  định  ly  khai  và  tuyên  thệ  trung  thành  với  Chính  phủ  Liên  bang .
Chiến  tranh  chấm  dứt , chế  độ  Nô  lệ  được  bãi  bỏ  và  Kỷ  nguyên  tái  thiết  bắt  đầu  để  hàn  gắn  những  đổ  vở , xóa  bỏ  hận  thù . Họ  chỉ  mất  một  khỏang  thời  gian  14  năm . Hậu  quả  chiến  tranh  đã  cướp  mất  700,000  sinh  mạng  quân  dân  hai  miền   tức  2 %  dân  số  Hoa  Kỳ  vào  thập  niên  1860s . Nếu  so  với  dân  số  bây  giờ  thì  chién  tranh  đã  giết  chết  6  triệu  người  !

Nguyễn  chánh  Dật

URL Counter