Sáng Thế Ký

SÁNG THẾ KÝ (3)


Kính chào Quý vị Thính giả, tôi là Ms. SƠN. Cảm ơn cho qua Chương trình Phát Thanh Tin , chúng ta đã được cùng nhau nghiên cứu sách Sáng thế ký được 2 phần. Thật không có quyển sách nào kỳ diệu như Kinh thánh vì đó là Lời của Đức Chúa Trời Tạo Hóa. Hôm nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu sách Sáng thế ký về:
TÁC GIẢ SÁCH SÁNG THẾ KÝ:
Trước hết, tôi muốn nói về hai chữ/từ Tác Giả, vì có người thích dùng chữ/từ Trước Giả, do muốn nhấn mạnh tác quyền của Đức Thánh Linh như II Phi. 1:20-21, những người chủ trương nầy cho rằng con người chỉ là sao chép lại. Phải công nhận việc “Đức Thánh Linh nhờ miệng vua Đa-vít nói tiên tri trong Kinh thánh” (Công vụ 1:16), cũng như các tiên tri và các thánh đồ khác viết ra những lời, những sách trong Kinh thánh, là một lẽ đạo khó giải thích. Vì Đức Thánh Linh là LINH, mà Linh thì không hiện hình, Thánh Linh chỉ mượn hình như Ngài đã mượn hình chim bồ câu, lửa, gió… Do đó, Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít nói tiên tri trong Kinh thánh. Không phải vì Đa-vít là vua mà Thánh Linh nhờ, cũng không  phải bất cứ lời nào của Đa-vít nói ra đều là bởi Thánh Linh nhờ, kể cả các Thi thiên mà Đa-vít đã sáng tác. Sở dĩ Thánh Linh nhờ Đa-vít vì Đa-vít là người yêu mến kính sợ Chú luôn có lòng biết ăn năn khi phạm tội với Chúa. Vấn đề là Thánh Linh nhờ Đa-vít cách nào? Bởi khó giải thích nên Kinh thánh dùng nhiều từ ngữ để mô tả động từ nhờ nầy, như: soi dẫn hoặc hà hơi (II Tim. 3:16), cảm động hoặc cảm thúc (II Phi. 1:20-21), mặc thị hoặc mặc khải (Khải 1:1).
Tổng hợp tất cả những động từ đó lại, chúng ta có một định nghĩa về cách Đức Thánh Linh nhờ Đa-vít hoặc các tiên tri, thánh đồ nào viết ra Kinh thánh như sau: Đức Thánh Linh trước hết mặc khải – mặc thị, hay bày tỏ, tiết lộ ý chỉ của Đức Chúa Trời – có thể về quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc tương lai, cho một người tin kính Chúa, rồi cảm động người đó, tức là tác động trên người đó khiến người đó suy nghĩ từ tấm lòng quyết định viết ra những điều có khi người đó hiểu, có khi người đó không hiểu. Đang khi người đó viết ra, Đức Thánh Linh lại soi sáng, hướng dẫn người đó viết ra hầu không sai trật một chấm một nét nào theo ý muốn của Đức Chúa Trời. D(ồng thời Đức Thánh Linh lại còn hà hơi truyền sự sống cho những lời đã được viết ra khiến những lời đó trở nên sự sống có quyền năng của Đức Chúa Trời.
Vì vậy, Kinh thánh được viết ra không phải là những do Đức Thánh Linh đọc chính tảta3cu4ng không phài là sản phẩm tư tưởng của một người nhưng là điều Chúa muốn người đó viết ra cách chân thậ, mầu nhiệm, có chủ đích, đặc biệt là với phong cách viết riêng mỗi người. Cách Kinh thánh được viết ra là một lẽ đạo thập tự hai chiều: chiếu đứng của Thánh Linh và chiều ngang của con người kính Chúa.
Tôi nghĩ Tác giả Lớn, Tác Giả Chung là chính Đức Thánh Linh cộng với Tác giả hoặc Trước giả nhỏ là con người kính Chúa.
Về sách Sáng thế ký, thật sự không có một câu nào, hoặc một lời nào trong sách Sáng thế ký nói ai là tác giả của sách, tác giả được chính người Y-sơ-ra-ên và Hội Thánh qua các thời đại nhìn nhận là MÔI-SE. Bằng cớ chứng minh Môi se là tác giả sách Sáng thế ký là vì

  • Bằng cớ thứ 1: Năm sách đầu của Kinh Thánh hay còn gọi là Bộ Ngũ Kinh Môi se gồm sách Sáng thế ký, sách Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, Dân số ký và Pục truyền Luật Lệ ký, nguyên là một Bộ, không chia ra như chúng ta có ngày nay. Đến khi Kinh Thánh Cựu Ước được dịch sang tiếng Hi Lạp hay Bản 70 vào khoảng 280-180 TC., thì vì độ dài của Bộ sách, các Dịch giả tiếng Hi Lạp đã chia ra 5 sách như hiện có. Cũng vì lý do nầy khi chia Bộ sách ra 5 phần, các dịch giả Bản Hi Lạp đã lấy những chữ đầu của phần đó làm tên sách: Những chữ đầu của sách Sáng thế ký là Ban Đầu đã được dùng làm tên cho phần thứ 1; phần thứ 2 là Đây là danh sách; tên của phần thứ là: Và Chúa Gọi; tên phần thứ 4 là: Tại Đồng Vắng; và tên phần thứ 5 là: Nầy Là Lời.

Chúng ta cần biết qua về Bản dịch Kinh thánh từ nguyên ngữ Hi-bá-lai sang tiếng Hi Lạp. Cho đến thế kỷ thứ 4 TC., với sự xuất hiện của A-lịch-sơn Đại đế từ Hi Lạp dẫn quân tiến về phía Đông đánh hạ Đế quốc Mê-đi Ba-tư, tràn đến biên giới Ấn Độ. A-lịch-sơn Đại đế là một người thích phổ biến văn hóa Hi Lạp, nên tiếng Hi Lạp thời bấy giờ trở thành ngôn ngữ phổ thông toàn Đế quốc. Sauk hi A-lịch-sơn Đại đế chết, Đế quốc Hi Lạp rông lớn chia cho 4 vị Tướng, trong đó có Tướng Ptoleme làm vua Ai Cập. Để tưởng nhớ A-lịch-sơn-Đại đế, Ptoleme đã đặt tên cho một thành phố lớn phía Bắc Ai Cập là Alexandria, tại đó Ptoleme cho lập một thư viện với 200 ngàn đầu sách tiếng Hi Lạp. Trong khi đó Kinh thánh lại viết bằng tiếng Hi-bá-lai, nên Ptoleme đã mời 72 thầy Thông giáo người Y-sơ-ra-ên sang Ai Cập dịch Kinh thánh sang tiếng Hi Lạp trong 70 ngày. Bản dịch nầy được người Y-sơ-ra-ên công nhận và thông dụng thời Chúa Jêsus trên đất.
Một Bộ là của Môi-se, thì đương nhiên sách Sáng thế ký là sách đầu tiên trong Bộ 5 sách phải là của Môi-se.

  • Bằng cớ thứ hai, ngoài Môi-se, chúng ta không thể tìm được một người nào có khả năng viết được sách Sáng thế ký:
  • Về học vấn, Môi se có điều kiện học vấn được học từ Trường Hoàng gia Ai Cập vào thời kỳ cực thịnh với tư cách là con trai của Công chúa Ai Cập, đến nỗi Chấp sự Ê-tiên làm chứng Môi-se đã học hết sự khôn ngoan của Ai Cập (Công vụ 7:22). Hãy xem các Kim Tự Tháp của Ai Cập sừng sững giữa đồng bằng của sông Nile làm bằng cớ cho nền văn minh của Ai Cập. Các Kim Tự Tháp đó đã được xây dựng vào thời đại tương đương thời Môi-se, đó là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ còn lại ngày nay, ẩn chứa nhiều bí mạt văn minh mà nhân loại còn tiếp tục khám phá, và Môi-se đã ra đời trong thời kỳ văn minh cực thịnh đó với tư cách con trai của công chúa Ai Cập. Không thể tìm ra người thứ hai xứng đáng để tin cậy làm tác giả Bộ Ngũ Kinh nói chung và sách Sáng thế ký nói riêng
  • Về tuổii tác thời kỳ Môi-se sống. Các học giả Kinh thánh tính số tuổi của Môi-se thì ông có điều kiện tiếp xúc gần với những người con của Nô-ê qua lời khẩu truyền của những người đời Nô-ê và các bi văn là những bảng đất sét, hoặc những tài liệu cây chỉ thảo cổ ghi lại công cuộc sáng tạo của Chúa.
  • Về hiểu biết địa lý vùng, ngoài những hiểu biết từ Trường học Ai Cập, Môi-se  có điều kiện hiểu biết địa lý khu vực, nhất là 40 năm trốn vào đồng vắng Ma-đi-an (Xuất. 2:15). Chắc chắn với một người học thức như Môi-se trong môi trường đồng vắng Ma-đi-an từ khu vực phía Nam Biển Chết xuống Bán đảo Si-nai, khu vực liên quan đến công vuộc sáng tạo hay nói cách khác là cái nôi cuộc sáng tạo với Vườn Ê-đen, với Sô-đôm và Gô-mô-rơ, nơi lan tỏa các dân tộc thời sáng thế, đã cung cấp cho Môi-se bao nhiêu là tài liệu để viết sách Sáng thế ký, giống như các nhà Khảo cổ học hie5n đại mấy trăm năm qua trên vùng đất nầy.

Dĩ nhiên trên hết mọi sự đó, chúng ta không thể không thấy được Thánh Linh Đức Chúa Trời đã làm việc từ sự chuẩn bị con người Môi-se cho công tác viết lại sách Sáng thế ký, từ sức khỏe, lòng yêu Chúa có chứng cớ, đến những tài liệu có cần. Nói cách khác, D(ức Thánh Linh đã chuẩn bị có một người tầm cỡ Môi-se cho việc viết Bộ sách vĩ đại trong đó có sách Sáng thế ký.Ngược lại một người dù tài năng tầm cỡ như Môi-se nhưng không để Thánh Linh Đức Chúa Trời sử dụng thì không thể viết Bộ Ngũ Kinh trong đó có sách Sáng thế ký như chúng ta hiện có.
Chúng ta phải cảm tạ Chúa khi đọc qua Kinh thánh, có những con người tầm thường, học thức bị người đương thời kể là dốt nát không học như Phi-e-rơ – một người đánh cá xứ Ga-li-lê, ngay cả giọng nói cũng quê mùa, nhưng khi Phi-e-rơ dâng mình để Chúa Jêsus Christ sử dụng, thì Phi-e-rơ đó trở nên vị Thánh được Chúa Jêsus Christ giao trọng trách rao giảng Tin Lành cứu bao nhiêu người trên đất, làm những cong việc vĩ đại. Cũng có những ngư dân nổi tiếng như Lão Ngư Ông và Biển cả của Văn hào Hemingway can đảm một mình chiến đấu con cá kình giữa biển cả, nhưng rồi cũng chìm vào quên lãng, dù Lão ngư ông đó quyết tâm thà bị hủy diệt chứ không chịu thất bại.
Còn người tên Sau-lơ sau đổi thành Phao-lô nữa, một người học thức cao, có quyền thế cao, nổi tiếng cả nước Y-sơ-ra-ên, quyết tâm chống lại Chúa Jêsus Christ. Nhưng rồi khi đã khám phá một Chúa Jêsus quyền phép cứu người khỏi tối tăm qua sáng láng, từ quyền lực quỉ Sa-tan đến Đức Chúa Trời, thì Phao-lô dâng đời sống cho Chúa Jêsus Christ sử dụng, Phao-lô đã trở than vị Thánh được hơn ½ dân số thế giới tôn kính. Trong khi trước và sau Phao-lô có rất nhiều người có học thức, quyền thế như và hơn Phao-lô, nhưng đời sống của họ cũng rồi chìm vào lãng quên.
Cảm o 7n Chúa đã có Môi-se, và cảm on Chúa cho Môi-se khôn ngoan biết dâng mình để Đức Chúa Trời dùng tài năng của ông, bởi đó Môi-se đã trở nên lãnh tụ vĩ đại của dân Y-sơ-ra-ên cũng như gương mẫu cho cà thế giới.

  • Bằng cớ thứ 3 chứng minh sách Sáng thế ký do Môi-se viết ra.

Truyền thống của Do thái giáo từ đời Môi-se đến nay là thế kỷ 21 vẫn nhìn nhận Môi-se là tác giả của Bộ Ngũ Kinh trong đó riêng sách Sáng thế ký. Phải nói dân Y-sơ-ra-ên là một tộc bảo thủ nhất thế giới. Nhìn vào lịch sử cổ, năm 587 TC., dân Y-sơ-ra-ên bị Chúa phạt lưu đày quay Ba-by-lôn 70 năm. Thế mà sau 70 năm lưu đày trở về, dân Y-sơ-ra-ên vẫn hồi sinh đầy đủ bản chất của họ, từ ngôn ngữ đến văn hóa, nhất là lòng yêu mên Đức Chúa Trời của họ. Rồi sau khi thành Giê-ru-sa-lem thất thủ trước sức mạnh của quân La Mã, người Y-sơ-ra-ên tản lạc khắp thế giới, bị bao nhiêu hà hiếp, bốc lột, diệt chủng. Thế mà sau gần 2.000 năm, khi được Liên Hiệp Quốc công nhận cho tái lập nước Y-sơ-ra-ên vào năm 1948, dân Y-sơ-ra-ên đã lại hồi sinh ngôn ngữ, tôn giáo riêng, bản sắc riêng của họ.
Nét bảo thủ đặc trưng của người Y-sơ-ra-ên thể hiện rõ nhất qua thái độ của họ đối với Bộ Ngũ Kinh Môi-se, trong đó có sách Sáng thế ký. Quý vị phải nhớ, người Y-sơ-ra-ên là dân giàu nhất, khôn ngoan nhất, đoàn kết nhất, họ không ngu dại gì tin vào một quyển sách huyễn hoặc mơ hồ, chắc chắn người Y-sơ-ra-ên biết rõ biết chắc sách Sáng thế ký là Lời Đức Chúa Trời do Môi-se viết.

  • Trong Tân Ước, Chúa Jêsus Christ cũng từng trưng dẫn các sách trong Cựu Ước trong đó chính Chúa Jêsus Christ công nhận các sách Cựu Ước là của Môi-se và các Tiên tri viết (Luca 16:29; 24:27, 44. Đặc biệt khi Chúa Jêsus Christ đang nói về các phần của Cựu Ước, Chúa Jêsus Christ ba phần của Cựu Ước là Luật pháp / Tiên Tri / các sách Văn Thơ. Nói đến Luật pháp là nói đến Bộ Ngũ Kinh của Môi-se gồm từ sách Sáng thế ký sách đến Phục truyền Luật lệ ký.

Khi Chúa Jêsus Christ giải thích về luật Hôn nhân cho người Pha-ri-si, Chúa Jêsus đã nhắc đến câu chuyện được ghi trong sách Sáng thế ký về nguồn gốc hôn nhân. Chúa Jêsus phán: “Các ngươi há chưa đọc lời chép về Đấng Tạo hóa, hồi ban đầu, dựng nên một người nam và một người nữ, và có phán rằng: Vì cớ đó người nam sẽ lìa cha mẹ, mà dính líu với vợ mình; hai người sẽ cùng nên một thịt hay sao?” Và nói về luật li dị, Chúa Jêsus phán: “Vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên Môi-se cho phép để vợ; nhưng, lúc ban đầu, không có như vậy đâu” (Math. 19:4-5, 8).
Với 4 bằng cớ như đã trưng dẫn, cho đến bây giờ, không ai phản đối tác quyền của Môi-se đối với Bộ Ngũ Kinh nói chung, và với sách Sáng thế ký nói riêng. Qua đó, chúng ta cảm ơn Đức Chúa Trời vì biết Ngài yêu thương chúng ta đã mặc khải rõ ràng, hợp lý Nguồn gốc vũ trụ, muôn loài vạn vật, đến nỗi tác giả Kinh thánh đã ghi rằn: “Đức Giê-hô-va đã dựng nên chúng tôi cách đáng sợ lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm”. Chúng ta cảm tạ Chúa đã có một người như Môi-se để viết lại Bột Ngũ Kinh trong đó có sách Sáng thế ký. Xin Chúa thúc giục Quý vị đọc lại sách Sáng thế ký để thấy sự lạ lung trong Lời Đức Chúa Trời. A-men